Shunkai còn có tên khác là Suzu, một giai nhân sắc nước hương trời. Lúc còn trẻ nàng đã bị ép hôn; không bao lâu sau cuộc hôn nhân đổ vở, nàng theo học triết ở một trường đại học.


Ai nhìn thấy Shunkai cũng đều thầm yêu trộm nhớ. Ðã thế, nàng đến đâu cũng gây được cảm tình. Khi không hài lòng với triết học, nàng đến một thiền viện để học thiền, và rồi các thiền sinh lại mê nàng như điếu đổ . Số của Shunkai thật là đào hoa.


Sau rốt nàng thực sự trở thành một thiền sinh ở Kyoto. Các sư huynh ở thiền viện Kennin đều ca tụng lòng thành của nàng, và một vị trong số đó kết thân và giúp nàng thấu triệt được thiền.
 

Viện trưởng của thiền viện là Mokurai, Tịnh Sấm, rất là khắc khe. Ngài tự giữ giới rất nghiêm và đòi hỏi mọi thiền sinh cũng phải như thế. Nhưng than ôi, trong nước Nhật hiện đại, tăng sinh lại lấy vợ. Mokurai thường phải dùng chổi để xua đuổi phụ nữ ra khỏi các thiền viện của ngài, khi thấy có bóng hồng thấp thoáng.

Nhưng khổ thay, đuổi ra bao nhiêu lại vào càng nhiều hơn. Bà vợ của ông trưởng tràng lại bắt đầu ghen tương với Shunkai. Bà càng điên tiết hơn khi nghe các thiền sinh ca ngợi sự liễu ngộ thiền của nàng. Sau rốt bà đi phao tin về sự liên hệ giữa Shunkai và người bạn thiền huynh; vì vậy mà hai người bị đuổi ra khỏi thiền viện.


"Ta có thể chịu một phần lỗi," Shunkai thầm nghĩ, "nhưng bà vợ của ông trưởng tràng cũng không thể ở lại thiền viện khi bạn của ta bị đối xử bất công như vậy."


Ðêm ấy Shunkai phóng hỏa đốt rụi thiền viện có từ 500 năm. Hôm sau nàng bị nhà chức trách bắt giữ.


Một luật sư trẻ chú ý đến nàng và muốn giúp làm cho bản án nhẹ hơn. "Ông không nên giúp tôi," nàng nói. "Bởi vì tôi sẽ gây nên tội khác để lại bị cầm tù."


Sau bảy năm bị giam giử, và ngay cả ông cai ngục 60 tuổi cũng mê mệt vì nàng, cuối cùng Shunkai được thả.

Phật pháp ứng dụng Câu chuyện về nàng Shunkai

Nhưng từ đó, chẳng ai muốn gần gũi giúp đở nàng. Ngay cả các thiền sinh, những kẽ vốn tin vào giác ngộ giải thoát trong đời này với thân xác này, cũng xa lánh nàng.


Shunkai khám phá ra rằng Thiền là một việc mà kẽ theo thiền lại là một việc khác hẳn. Nàng mắc bệnh và kiệt lực.


Nàng gặp một tăng sĩ phái Shinsu, và được dạy niệm danh hiệu Ðức Quán Thế- Âm. Nhờ vậy tâm hồn Shunkai được an ủi. Nàng chết khi còn tuyệt đẹp ở tuổi vừa ba mươi.


Khi còn đói rách, nàng đã viết lại câu chuyện về đời nàng để kiếm sống. Câu chuyện được lan truyền ở Nhật; rồi những kẻ đã từng xa lánh nàng, đã từng ganh ghét và thóa mạ nàng nay lại đọc chuyện đời nàng trong nước mắt ràng rụa vì hối hận.


Xem thêm:

Câu chuyện về nàng Shunkai


Shunkai còn có tên khác là Suzu, một giai nhân sắc nước hương trời. Lúc còn trẻ nàng đã bị ép hôn; không bao lâu sau cuộc hôn nhân đổ vở, nàng theo học triết ở một trường đại học.


Ai nhìn thấy Shunkai cũng đều thầm yêu trộm nhớ. Ðã thế, nàng đến đâu cũng gây được cảm tình. Khi không hài lòng với triết học, nàng đến một thiền viện để học thiền, và rồi các thiền sinh lại mê nàng như điếu đổ . Số của Shunkai thật là đào hoa.


Sau rốt nàng thực sự trở thành một thiền sinh ở Kyoto. Các sư huynh ở thiền viện Kennin đều ca tụng lòng thành của nàng, và một vị trong số đó kết thân và giúp nàng thấu triệt được thiền.
 

Viện trưởng của thiền viện là Mokurai, Tịnh Sấm, rất là khắc khe. Ngài tự giữ giới rất nghiêm và đòi hỏi mọi thiền sinh cũng phải như thế. Nhưng than ôi, trong nước Nhật hiện đại, tăng sinh lại lấy vợ. Mokurai thường phải dùng chổi để xua đuổi phụ nữ ra khỏi các thiền viện của ngài, khi thấy có bóng hồng thấp thoáng.

Nhưng khổ thay, đuổi ra bao nhiêu lại vào càng nhiều hơn. Bà vợ của ông trưởng tràng lại bắt đầu ghen tương với Shunkai. Bà càng điên tiết hơn khi nghe các thiền sinh ca ngợi sự liễu ngộ thiền của nàng. Sau rốt bà đi phao tin về sự liên hệ giữa Shunkai và người bạn thiền huynh; vì vậy mà hai người bị đuổi ra khỏi thiền viện.


"Ta có thể chịu một phần lỗi," Shunkai thầm nghĩ, "nhưng bà vợ của ông trưởng tràng cũng không thể ở lại thiền viện khi bạn của ta bị đối xử bất công như vậy."


Ðêm ấy Shunkai phóng hỏa đốt rụi thiền viện có từ 500 năm. Hôm sau nàng bị nhà chức trách bắt giữ.


Một luật sư trẻ chú ý đến nàng và muốn giúp làm cho bản án nhẹ hơn. "Ông không nên giúp tôi," nàng nói. "Bởi vì tôi sẽ gây nên tội khác để lại bị cầm tù."


Sau bảy năm bị giam giử, và ngay cả ông cai ngục 60 tuổi cũng mê mệt vì nàng, cuối cùng Shunkai được thả.

Phật pháp ứng dụng Câu chuyện về nàng Shunkai

Nhưng từ đó, chẳng ai muốn gần gũi giúp đở nàng. Ngay cả các thiền sinh, những kẽ vốn tin vào giác ngộ giải thoát trong đời này với thân xác này, cũng xa lánh nàng.


Shunkai khám phá ra rằng Thiền là một việc mà kẽ theo thiền lại là một việc khác hẳn. Nàng mắc bệnh và kiệt lực.


Nàng gặp một tăng sĩ phái Shinsu, và được dạy niệm danh hiệu Ðức Quán Thế- Âm. Nhờ vậy tâm hồn Shunkai được an ủi. Nàng chết khi còn tuyệt đẹp ở tuổi vừa ba mươi.


Khi còn đói rách, nàng đã viết lại câu chuyện về đời nàng để kiếm sống. Câu chuyện được lan truyền ở Nhật; rồi những kẻ đã từng xa lánh nàng, đã từng ganh ghét và thóa mạ nàng nay lại đọc chuyện đời nàng trong nước mắt ràng rụa vì hối hận.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Đường hầm

Zenkai, con của một hiệp sĩ đạo, du hành đến Edo và được nhận làm hầu cận của một quan chức lớn. Y tư tình với bà vợ viên quan và chuyện bị vở lở. Vì tự vệ, y hạ sát viên quan rồi tẩu thoát với nhân tình.


Cả hai về sau trở thành đạo chích. Nhưng người đàn bà tham lam quá độ làm cho Zenkai ghê tởm. Cuối cùng, y đành phải bõ rơi bà ta và trôi nỗi đến một tỉnh xa Buzen, trở nên một tên hành khất lang thang.


Ðể chuộc tội trong quá khứ, Zenkai nguyện làm vài điều thiện trong đời. Biết có một con đường đi qua vực núi rất nguy hiểm đã làm nhiều người chết và bị thương, y quyết tâm đục một đường hầm qua núi.


Khất thực ban ngày. Zenkai đào hầm vào ban đêm. Sau ba mươi năm, đường hầm đã được đào dài 2,280 bộ, cao 20 bộ, và rộng 30 bộ.


Hai năm trước khi công việc hoàn tất, người con của viên quan bị y giết, nay là tay kiếm cao thủ, tìm ra tông tích Zenkai và tìm đến giết y để trả thù.


"Ta sẽ nộp mạng cho ngươi," Zenkai bảo. "Hãy để ta hoàn thành công việc này. Ðến ngày đó ngươi có thể giết ta."


Người con chờ đợi ngày đó. Vài tháng trôi qua và Zenkai tiếp tục đào. Người con chán ngồi không và góp tay đào giúp. Sau hơn một năm giúp đào, người con thán phục tư cách và ý chí của Zenkai.


Cuối cùng, đường hầm đào xong và mọi người qua lại an toàn.
"Hãy lấy đầu ta," Zenkai nói. "Việc đã hoàn tất."


"Sao ta lại có thể cắt đầu của thầy ta được?" người thanh niên hỏi mà nước mắt đầm đìa.


Xem thêm:

Đường hầm

Phật pháp ứng dụng Đường hầm

Zenkai, con của một hiệp sĩ đạo, du hành đến Edo và được nhận làm hầu cận của một quan chức lớn. Y tư tình với bà vợ viên quan và chuyện bị vở lở. Vì tự vệ, y hạ sát viên quan rồi tẩu thoát với nhân tình.


Cả hai về sau trở thành đạo chích. Nhưng người đàn bà tham lam quá độ làm cho Zenkai ghê tởm. Cuối cùng, y đành phải bõ rơi bà ta và trôi nỗi đến một tỉnh xa Buzen, trở nên một tên hành khất lang thang.


Ðể chuộc tội trong quá khứ, Zenkai nguyện làm vài điều thiện trong đời. Biết có một con đường đi qua vực núi rất nguy hiểm đã làm nhiều người chết và bị thương, y quyết tâm đục một đường hầm qua núi.


Khất thực ban ngày. Zenkai đào hầm vào ban đêm. Sau ba mươi năm, đường hầm đã được đào dài 2,280 bộ, cao 20 bộ, và rộng 30 bộ.


Hai năm trước khi công việc hoàn tất, người con của viên quan bị y giết, nay là tay kiếm cao thủ, tìm ra tông tích Zenkai và tìm đến giết y để trả thù.


"Ta sẽ nộp mạng cho ngươi," Zenkai bảo. "Hãy để ta hoàn thành công việc này. Ðến ngày đó ngươi có thể giết ta."


Người con chờ đợi ngày đó. Vài tháng trôi qua và Zenkai tiếp tục đào. Người con chán ngồi không và góp tay đào giúp. Sau hơn một năm giúp đào, người con thán phục tư cách và ý chí của Zenkai.


Cuối cùng, đường hầm đào xong và mọi người qua lại an toàn.
"Hãy lấy đầu ta," Zenkai nói. "Việc đã hoàn tất."


"Sao ta lại có thể cắt đầu của thầy ta được?" người thanh niên hỏi mà nước mắt đầm đìa.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Phồn thịnh thật sự

Một phú hộ đến nhờ thiền sư Sengai viết cho một câu hoành phi nói đến sự giàu có của gia đình y để truyền lại cho các thế hệ sau.
 

Sengai lấy một tờ giấy thật lớn rồi viết: "Cha chết, con chết, cháu chết."

Người phú hộ nổi giận. "Tôi nhờ ngài viết cho câu gì nói đến hạnh phúc của gia đình tôi! Sao ngài lại giu cợt thế này?"
 

"Chẳng có ý giu cợt đâu," Sengai giải thích. "Này nhé, nếu con của ông chết trước ông, thật là một điều bất hạnh. Nếu cháu của ông chết trước con ông, có phải là cả hai cha con đau khổ lắm không? 
Nếu mỗi thế hệ trong gia đình ông đều theo tuần tự mà qua đời
thì đó mới đúng là giòng đời tự nhiên. Ta gọi đó là phồn thịnh thực sự."


Xem thêm:

Phồn thịnh thật sự

Phật pháp ứng dụng Phồn thịnh thật sự

Một phú hộ đến nhờ thiền sư Sengai viết cho một câu hoành phi nói đến sự giàu có của gia đình y để truyền lại cho các thế hệ sau.
 

Sengai lấy một tờ giấy thật lớn rồi viết: "Cha chết, con chết, cháu chết."

Người phú hộ nổi giận. "Tôi nhờ ngài viết cho câu gì nói đến hạnh phúc của gia đình tôi! Sao ngài lại giu cợt thế này?"
 

"Chẳng có ý giu cợt đâu," Sengai giải thích. "Này nhé, nếu con của ông chết trước ông, thật là một điều bất hạnh. Nếu cháu của ông chết trước con ông, có phải là cả hai cha con đau khổ lắm không? 
Nếu mỗi thế hệ trong gia đình ông đều theo tuần tự mà qua đời
thì đó mới đúng là giòng đời tự nhiên. Ta gọi đó là phồn thịnh thực sự."


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Tâm đá

Hogen, một Thiền sư Trung hoa, sống ở một ngôi chùa nhỏ trong làng. Một ngày kia có bốn nhà sư du hành xuất hiện và hỏi nếu họ có thể nhóm lửa ở trước sân để sưởi ấm.


Trong khi nhóm lửa, Hogen nghe bọn họ bàn luận đến chủ quan và khách quan. Ngài tham gia vào và nói: "Có một tảng đá lớn. Quý vị xem nó ở trong hay ở ngoài tâm của quý vị?"


Một vị tăng trả lời: "Theo Phật pháp thì mọi sự vật đều là biến thái của tâm, tôi có thể bảo rằng tảng đá ở trong tâm tôi."


"Vậy thì đầu của ngài phải nặng lắm," Hogen quan sát, "nếu ngài phải mang mãi tảng đá như thế trong tâm."


Xem thêm:

Tâm đá

Phật pháp ứng dụng Tâm đá

Hogen, một Thiền sư Trung hoa, sống ở một ngôi chùa nhỏ trong làng. Một ngày kia có bốn nhà sư du hành xuất hiện và hỏi nếu họ có thể nhóm lửa ở trước sân để sưởi ấm.


Trong khi nhóm lửa, Hogen nghe bọn họ bàn luận đến chủ quan và khách quan. Ngài tham gia vào và nói: "Có một tảng đá lớn. Quý vị xem nó ở trong hay ở ngoài tâm của quý vị?"


Một vị tăng trả lời: "Theo Phật pháp thì mọi sự vật đều là biến thái của tâm, tôi có thể bảo rằng tảng đá ở trong tâm tôi."


"Vậy thì đầu của ngài phải nặng lắm," Hogen quan sát, "nếu ngài phải mang mãi tảng đá như thế trong tâm."


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Mọi thứ đều là thượng hảo hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.


"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông," khách bảo.


"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả," anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.


Xem thêm:

Mọi thứ đều là thượng hảo hạng

Phật pháp ứng dụng Mọi thứ đều là thượng hảo hạng

Khi Banzan đi qua chợ nghe được câu chuyện đối thoại giửa anh hàng thịt và người khách mua.


"Bán cho tôi miếng thịt ngon nhất trong hàng của ông," khách bảo.


"Món gì trong hàng của tôi cũng đều thượng hảo hạng cả," anh hàng thịt trả lời. "- đây, bà không thể tìm thấy miếng thịt nào mà không phải là thượng hảo hạng."Qua câu chuyện, Banzan chợt liễu ngộ.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Một ông Phật

Tại Ðông Kinh vaụo thời Minh Trị, có hai vị thiền sư nỗi danh với tánh tình khác hẳn nhau. Một vị là Unsho, ở Shingon chuyên giử giới luật rất mực. Ngài không bao giờ uống rượu và ăn sau 11 giờ sáng. Vị kia là Tanzan, dạy triết tại trường Ðại học Hoàng gia,
chẳng hề giử giới. Khi ngài đói thì ăn, buồn ngủ thì đánh một giấc dù ban ngày.


Một hôm Unsho đến viếng Tanzan, và thấy vị này đang uống rượu.


"Chào sư huynh,ẽ Tanzan lên tiếng. "Uống cùng tôi một chén chăng?"


"Tôi chẳng bao giờ uống rượu!" Unsho dõng dạc bảo.


"Kẻ không biết uống rượu chẳng phải là người," Tanzan nói.


"Này, Sư huynh gọi tôi không phải là người chỉ vì tôi không say sưa ư!" Unsho bất bình lớn tiếng. "Nếu không phải là người, tôi là gi vậy?ẽ


"Một ông Phật," Tanzan trả lời.


Xem thêm:

Một ông Phật

Phật pháp ứng dụng Một ông Phật

Tại Ðông Kinh vaụo thời Minh Trị, có hai vị thiền sư nỗi danh với tánh tình khác hẳn nhau. Một vị là Unsho, ở Shingon chuyên giử giới luật rất mực. Ngài không bao giờ uống rượu và ăn sau 11 giờ sáng. Vị kia là Tanzan, dạy triết tại trường Ðại học Hoàng gia,
chẳng hề giử giới. Khi ngài đói thì ăn, buồn ngủ thì đánh một giấc dù ban ngày.


Một hôm Unsho đến viếng Tanzan, và thấy vị này đang uống rượu.


"Chào sư huynh,ẽ Tanzan lên tiếng. "Uống cùng tôi một chén chăng?"


"Tôi chẳng bao giờ uống rượu!" Unsho dõng dạc bảo.


"Kẻ không biết uống rượu chẳng phải là người," Tanzan nói.


"Này, Sư huynh gọi tôi không phải là người chỉ vì tôi không say sưa ư!" Unsho bất bình lớn tiếng. "Nếu không phải là người, tôi là gi vậy?ẽ


"Một ông Phật," Tanzan trả lời.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Bất hòa

Họ nhà chim xưa nay vốn nhiều bất hòa, kình chống nhau. Các trưởng lão cố gắng giải hòa, kết nối nhưng không đi đến đâu. Bữa nọ hội họp tìm tiếng nói chung, nhiều ý kiến bàn cãi không thông. Quạ đá xéo Két (vẹt):

-    Người ta nói: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói,” thảo nào anh uống liên tu" (*)


Két chẳng vừa, lền trả đũa:


-    Sách có câu: “Biết ăn năn là thấy đạo,” bởi vậy anh chẳng những ăn mà còn đạo nữa! (**)

Hai bên hầm hè nhau, thế là cuộc họp tan.

*    Người Nam nói không phân biệt được: uốn và uống.


** Đạo này còn có nghĩa là trộm.


Xem thêm:

Bất hòa

Phật pháp ứng dụng Bất hòa

Họ nhà chim xưa nay vốn nhiều bất hòa, kình chống nhau. Các trưởng lão cố gắng giải hòa, kết nối nhưng không đi đến đâu. Bữa nọ hội họp tìm tiếng nói chung, nhiều ý kiến bàn cãi không thông. Quạ đá xéo Két (vẹt):

-    Người ta nói: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói,” thảo nào anh uống liên tu" (*)


Két chẳng vừa, lền trả đũa:


-    Sách có câu: “Biết ăn năn là thấy đạo,” bởi vậy anh chẳng những ăn mà còn đạo nữa! (**)

Hai bên hầm hè nhau, thế là cuộc họp tan.

*    Người Nam nói không phân biệt được: uốn và uống.


** Đạo này còn có nghĩa là trộm.


Xem thêm:
Đọc thêm..
Lúc tôi còn trẻ, có một kẻ cướp tên gọi là Kappa, chuyên cướp giựt tiền của người đi đường. Anh ta có biệt tài về cướp bóc. Mỗi khi trông thấy một người nào trên đường, anh ta có thể biết đúng số tiền người ấy mang theo, không bao giờ sai một tơ tóc. Đấy quả là một tên cướp ghê gớm. Tuy thế một hôm anh ta bị tóm, và ở tù dài hạn trong nhà lao ở Osaka. 

Phật pháp ứng dụng KAPPA

Nhiều năm trôi qua, và vì anh ta là một tên trộm tài danh, nên được cái lợi thay vì bị hành quyết, anh ta được làm người điềm chỉ cho cảnh sát. Một thời gian sau, anh ta lại còn được phóng thích. Khi được tự do, anh học nghề tạc tượng Phật, và lại trở thành một nhà chuyên môn tạc tượng Phật, lập nghiệp ở Osaka. Hoàn toàn đổi bỏ tâm lý tệ ác ngày trước, anh ta chuyên chú vào việc tu hành để giải thoát, và vào những ngày cuối đời anh chuyên thực hành pháp môn niệm Phật.

Vậy, ngay một tên cướp khét tiếng như Kappa một khi đã sửa đổi cũng thành người thánh thiện. Ở đây các bạn có thể tìm thấy một người nào trộm cướp bởi vì cái nghiệp của họ sâu dày và tội lỗi đã quá nặng? Trộm cướp chính là nghiệp, trộm cướp chính là tội lỗi. Nếu không có sự trộm cướp thì cái tội và cái nghiệp trộm cướp không thể có. 


Bạn có trộm cướp hay không là tùy thuộc vào trạng thái tâm của bạn trong hiện tại, chứ không phải vào cái nghiệp của bạn trong quá khứ. Và điều tôi đang nói đây không chỉ liên hệ đến việc trộm cướp, mà nói chung tất cả những si mê lầm lạc đều như thế cả. Bạn có si mê hay không si mê là tùy thuộc vào trạng thái hiện tại của tâm bạn. Khi si mê thì bạn là một chúng sinh, khi không si mê thì bạn là Phật. Không có con đường tắt đặc biệt nào để thành Phật ngoài con đường này. Có phải vậy không? Thế thì mọi người hãy thực chứng điều này một cách rốt ráo.

Xem thêm:

KAPPA

Lúc tôi còn trẻ, có một kẻ cướp tên gọi là Kappa, chuyên cướp giựt tiền của người đi đường. Anh ta có biệt tài về cướp bóc. Mỗi khi trông thấy một người nào trên đường, anh ta có thể biết đúng số tiền người ấy mang theo, không bao giờ sai một tơ tóc. Đấy quả là một tên cướp ghê gớm. Tuy thế một hôm anh ta bị tóm, và ở tù dài hạn trong nhà lao ở Osaka. 

Phật pháp ứng dụng KAPPA

Nhiều năm trôi qua, và vì anh ta là một tên trộm tài danh, nên được cái lợi thay vì bị hành quyết, anh ta được làm người điềm chỉ cho cảnh sát. Một thời gian sau, anh ta lại còn được phóng thích. Khi được tự do, anh học nghề tạc tượng Phật, và lại trở thành một nhà chuyên môn tạc tượng Phật, lập nghiệp ở Osaka. Hoàn toàn đổi bỏ tâm lý tệ ác ngày trước, anh ta chuyên chú vào việc tu hành để giải thoát, và vào những ngày cuối đời anh chuyên thực hành pháp môn niệm Phật.

Vậy, ngay một tên cướp khét tiếng như Kappa một khi đã sửa đổi cũng thành người thánh thiện. Ở đây các bạn có thể tìm thấy một người nào trộm cướp bởi vì cái nghiệp của họ sâu dày và tội lỗi đã quá nặng? Trộm cướp chính là nghiệp, trộm cướp chính là tội lỗi. Nếu không có sự trộm cướp thì cái tội và cái nghiệp trộm cướp không thể có. 


Bạn có trộm cướp hay không là tùy thuộc vào trạng thái tâm của bạn trong hiện tại, chứ không phải vào cái nghiệp của bạn trong quá khứ. Và điều tôi đang nói đây không chỉ liên hệ đến việc trộm cướp, mà nói chung tất cả những si mê lầm lạc đều như thế cả. Bạn có si mê hay không si mê là tùy thuộc vào trạng thái hiện tại của tâm bạn. Khi si mê thì bạn là một chúng sinh, khi không si mê thì bạn là Phật. Không có con đường tắt đặc biệt nào để thành Phật ngoài con đường này. Có phải vậy không? Thế thì mọi người hãy thực chứng điều này một cách rốt ráo.

Xem thêm:
Đọc thêm..